Giang mai bẩm sinh ở trẻ là kết quả của việc người mẹ bị mắc bệnh nhưng không có những biện pháp điều trị và phòng tránh lây nhiễm sang thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh là một trong những mối nguy hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi. Sau đây, các chuyên gia phòng khám chữa bệnh xã hội Thái Hà sẽ chia sẻ các thông tin về “giang mai bẩm sinh – nguyên nhân và biểu hiện của bệnh”.
Bị giang mai khi mang thai có sao không tại https://thaihaclinic.webflow.io/tin-tuc/bi-giang-mai-khi-mang-thai-co-sao-khong
Nguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới giang mai bẩm sinh, trong đó bao gồm:
– Qua nhau thai: Thông thường, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi bắt đầu được tăng cường mạnh mẽ hơn. Đồng thời, xoắn khuẩn giang mai cũng thông qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi.

– Qua con đường sinh thường: Xoắn khuẩn gây bệnh, ký sinh chủ yếu ở lớp màng nhầy của bộ phận sinh dục. Thông qua cách sinh thường, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua các vết xước nhỏ trên da khi đi qua cổ tử cung hoặc âm đạo. Ngoài ra, những cơ quan chứa niêm mạc mỏng của bé như: Miệng, mắt và bộ phận sinh dục đều rất nhạy cảm và là điều kiện để xoắn khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh
Một số triệu chứng sớm của bệnh:
– Các biểu hiện của giang mai bẩm sinh ở trẻ có thể xuất hiện ngay trong hai năm đầu đời.
– Ban đầu, trẻ thường dễ gặp phải các nốt phỏng nước tại lòng bàn tay, bàn chân.
– Trong những nốt mọng nước đó thường chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai. Nếu người lớn không biết, vô tình có những tiếp xúc với các tổn thương trên, có thể bị lây nhiễm bệnh.
– Ngoài ra, trẻ còn thường xuyên bị sổ mũi kéo dài.
Một số triệu chứng muộn của giang mai bẩm sinh:
– Xuất hiện các ban hồng trên cơ thể, nhưng chủ yếu ở mạn sườn, lưng, chân, tay và bộ phận sinh dục.
– Khi ấn nhẹ sẽ thấy chúng tự động biến mất. Sau một thời gian, kể cả không điều trị, những ban hồng này sẽ tự động khỏi và không để lại sẹo.
– Một số trẻ có hiểu hiện bằng các nốt mụn hoặc u sùi trên da. Chúng thường có đường kính khá nhỏ, từ 5 – 20mm. Những nốt mụn này có thể tự động vỡ ra, gây loét và để lại sẹo.
– Ngoài ra, trong giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra các biến chứng như: Phồng động mạch tim, viêm mống mắt, viêm màng não, viêm não, hở hàm ếch…
– Đây là giai đoạn mà xoắn khuẩn gây bệnh đã ăn sâu vào các tổ chức, cơ quan của trẻ và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của bé. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, bệnh ở trẻ thường ít khi bị lây nhiễm sang người khác.
Bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh được. Nếu khi mang thai, các mẹ sớm tiến hành các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, và điều trị kịp thời để tránh lây nhiễm. Đặc biệt, các mẹ nên lựa chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Đọc tiếp cách chữa bệnh giang mai